19/11/2018
Nguy cơ nhiễm độc cao từ sơn tường
Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cảnh báo nguy cơ gây ung thư phổi nếu thường xuyên tiếp xúc và hít phải với sơn tường.
Sơn tường là một trong những cách trang trí nhà sinh động nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Ngày nay, sơn tường đang trở thành một trong những biện pháp làm đẹp sống động cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, ẩn dưới những gam màu ấn tượng ấy là những tác hại khôn lường đến sức khỏe của chính con người chúng ta, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với sơn và trẻ em.
Tác hại khôn lường của sơn tường đến sức khỏe con người
Theo TS Keith Prowse, Quỹ Phổi Anh, hít phải mùi sơn có thể làm bệnh hen và xoang thêm trầm trọng làm trầm trọng thêm sơn hen suyễn và viêm xoang. Bởi vì các dung môi được hấp thụ vào phổi sẽ vào máu và có thể gây đau đầu, chóng mặt. Nếu ở quá lâu trong 1 căn phòng vừa sơn không có thông gió thì có thể gây mất trí nhớ trong giây lát.
Khi hít phải các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong sơn, chúng có thể gây kích thích mắt, mũi, họng. Với số lượng lớn, nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự liên quan của những chất này với các dị tật bẩm sinh, ung thư và nguy cơ tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Các thợ sơn chuyên nghiệp phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhất. Họ có 20% nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, theo tổ chức Y tế thế giới..
Trong khi đó, ở Đan Mạch, các chuyên gia đã xác định được 1 bệnh thần kinh do tiếp xúc lâu dài với dung môi có trong sơn – “bệnh mất trí nhớ của thợ sơn”.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã bày tỏ sự lo ngại về những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của sự phát tán hơi sơn. Sơn bám trên da cũng dẫn tới nguy cơ dị ứng, phát ban.
Chúng ta có thể bị nhiễm độc khi sống trong một ngôi nhà được sơn bằng sơn sử dụng chì và thủy ngân. Một mảng tường bị bong tróc, một món đồ chơi của trẻ nhỏ, nguồn nước uống hay đơn thuần chỉ là một lớp bụi trong nhà cũng tiềm ẩn một nguy cơ nhiễm chì và thủy ngân từ sơn.
Và đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình lại chính là trẻ em vì trẻ sẽ hít phải bụi, đút tay hoặc bất kỳ thứ gì nhặt được vào miệng mà chúng ta không thể kiểm soát được. Nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn ở trẻ em vì hệ thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn. Chúng gây ảnh hướng đến não, hệ thần kinh, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm độc từ sơn nhất
Vì những ảnh hưởng đặc biệt nguy hại của chì và thủy ngân đối với sức khỏe nên nhiều quốc gia như Mỹ và các nước châu Âu đã cấm sản phẩm sơn sử dụng chì và thủy ngân từ đầu năm 1990.
Các chuyên gia cho biết, hiện ở Việt Nam chưa có đánh giá tác động của sơn tường tới môi trường và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người. Song, người sử dụng có thể yên tâm bởi các hãng sản xuất sơn đều có những đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Điều đáng lo ngại là những loại sơn kém chất lượng trôi nổi ngoài thị trường, không đảm bảo độ an toàn. Hơn thế, ngay cả khi không gây ra tác hại nào cho cơ thể, thì việc "bốc mùi" của sơn trong 6 - 7 ngày đầu tiên cũng làm người sử dụng cảm thấy khó chịu, thậm chí không ít người cảm thấy buồn nôn khi hít phải mùi hắc, nồng nồng do sơn tường gây ra.
Biện pháp giảm tác hại của sơn tường lên sức khỏe gia đình
- Chọn và dùng các loại sơn cho cả nội thất và ngoại thất không sử dụng chì và thủy ngân. Sơn nước ít nguy cơ hơn sơn gốc dầu vì chúng có có ít độc tố và ít phát tán mùi hơn. Một cách khác là dùng sơn tự nhiên như sơn sinh thái mà không có gốc dầu, VOCs và không mùi.
Khi lựa chọn các sản phẩm sơn, người tiêu dùng thường chỉ quan tâm đến màu sơn, tính bền màu, dễ lau chùi và đặc biệt là giá cả. Ít ai quan tâm sơn trong và sau khi thi công có mùi khó chịu hay không, sơn có những thành phần độc hại và gây ô nhiễm môi trường ra sao và bằng cách nào sơn ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình... Vì vậy những độc chất có hại cho thành phần sơn như APEO, Phoóc môn, kim loại nặng và hàm lượng chất hữu cơ bay hơi (VOC) đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng một cách vô hình.
Không chỉ thế, với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, ngôi nhà thường dễ bị ẩm mốc, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển. Nếu sơn không được phát triển những tính năng đặc biệt chống nấm mốc và kháng khuẩn, ngôi nhà của bạn vô hình chung lại là nơi trú ẩn của các vi khuẩn gây bệnh.
Hướng đến sức khỏe người tiêu dùng, Jotun Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu cho ra mắt các sản phẩm càng ngày với các tính năng vượt trội. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên loại bỏ được hoàn toàn APEO, Phóocmôn và kim loại nặng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Dòng sản phẩm Jotaplast chống nấm mốc, Traxmatt, cho đến Majestic EcoHealth của Jotun còn có hàm lượng chất hữu cơ bay hơi (VOC) rất thấp, giúp sơn nhẹ mùi, thích hợp ngay cả những người nhạy cảm với mùi. Đặc biệt, sơn Majestic EcoHealth còn có thành phần giúp kháng khuẩn và chống nấm mốc để bảo vệ sức khỏe của người sử dụng khi tiếp xúc ngôi nhà sau khi sơn.
Với các tính năng mới trên, sản phẩm của Jotun chắc chắn sẽ tạo nên một trào lưu sơn vì sức khỏe tại Việt Nam. Điều này thể hiện tính can đảm và sự tiên phong của Jotun Việt Nam khi liên tục ra đời những sản phẩm mang tính đột phá nhằm cam kết đem đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm sơn chất lượng cao đồng thời an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Sản phẩm của Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam thuộc Tập đoàn Jotun A/S (Na Uy) được giới thiệu tại thị trường Việt nam đã được PSB kiểm nghiệm và được Ủy ban Môi trường Singapore (SEC) cấp chứng chỉ Green Label (Nhãn Xanh) Singapore theo tiêu chuẩn mới nhất ban hành vào tháng 8 năm 2010.
- Trước khi sơn cần di chuyển hoặc che phủ tất cả đồ đạc và sàn nhà, dùng đá mài hoặc giấy ráp thô đánh nhẫn phẳng và sạch các bề mặt cần sơn, cất gọn các công tắc điện rời và che kín ổ cắm ở trên tường.
- Sau khi sơn, nên mở cửa 5 đến 7 ngày cho phòng nhanh khô thoáng và bay hết mùi sơn mới dọn đến ở.
- Mở cửa thông thoáng 5 đến 7 ngày sau khi sơn mới dọn đến ở
- Không cho trẻ gặm vành cửa sổ hoặc các vật dụng có sơn.
- Rửa thật sạch bằng nước hoặc rượu trắng nếu tiếp xúc phải sơn.
(St.)
0 nhận xét