03/01/2020
Đôi khi, hiểu được nhu cầu thực sự của gia đình và kiểm soát tốt ngân sách cũng như không gian bằng cách bỏ bớt những đồ nội thất cũ kỹ hoặc thay thế một món đồ nhỏ và phụ kiện trang trí có thể thay đổi hoàn toàn phong cách cho ngôi nhà của bạn mà không phải tốn quá nhiều chi phí vào việc tu bổ hay mua sắm đồ mới đồng bộ. Một trong những cách cải tạo tiết kiệm và thú vị nhất để làm việc này là thay đổi màu sơn cho đồ đạc hiện có. Đặc biệt với đồ gỗ, bạn có thể làm theo các phương pháp dưới đây và kết quả là một màu áo mới không chỉ cho đồ nội thất mà còn tạo ra bầu không khí sáng sủa, mới mẻ cho tất cả mọi người.
1. Chuẩn bị chu đáo trước khi bắt đầu
Có một số việc nhất định không thể quên trước khi tự sơn lại đồ nội thất nếu không muốn cả căn nhà trở thành một đống lem nhem là dùng nilon che kín mặt sàn và các đồ đạc quanh đó lại thật cẩn thận. Đối với món đồ sắp sơn, hay lau chùi sạch sẽ để không sót bụi bẩn (sẽ khiến màu sơn không đều) và chuẩn bị giấy nhàm để chà thật bóng. Hãy đeo khẩu trang dày để tránh hít phải quá nhiều mùi sơn gây hại hô hấp nữa nhé!
2. Giấy nhám có thực sự cần thiết?
Chà nhám đồ gỗ không phải là bước bắt buộc nhưng các chuyên gia khuyến khích nên thực hiện để có được thành quả tốt nhất. Ví dụ, nếu bề mặt sơn của đồ đạc của bạn sáng, bạn sẽ bắt đầu đổ sơn trong một thời gian ngắn mà không cần chà nhám nhưng nếu bạn phải sơn trên một bề mặt sơn trước đó hoặc đồ nội thất đã được sơn phủ bóng mà không có giấy nhám, công việc sẽ rất khó khăn và cần phải có lớp sơn lót và màng bọc khá cầu kỳ để giữ màu. Ngoài ra, một số đồ nội thất còn có các mảng gồ ghề, lỗ hổng hoặc tràn sơn trên bề mặt còn đòi hỏi phải được chà xát bằng cát. Lớp sơn lót trong những trường hợp như vậy được coi là bắt buộc. Dù sao thì chà nhám luôn là khởi đầu hữu ích để quá trình sơn được suôn sẻ và thành phẩm như ý.
3. Cách sử dụng giấy nhám tốt nhất
Những đồ nội thất thô chưa trải qua bất kỳ quá trình sơn hay phủ bóng nào có thể dễ dàng chà sạch bằng giấy nhám. Tuy nhiên, với loại đồ nội thất đã qua phủ bóng, quá trình có phức tạp hơn một chút và bạn có thể phải cần đến cả loại giấ nhám dày và mỏng. Lưu ý rằng độ miết mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào độ dày của tấm giấy nhám và bề mặt gỗ và không nên sử dụng quá nhiều lực khi làm việc với giấy nhám và để tâm đến hướng màu sơn ban đầu. Cũng giống như bước hai, cần phải thực hiện chà nhám hai lần đối với đồ đạc đã được sơn hoặc phủ bóng để tối đa hiệu quả của sơn.
4. Lớp sơn lót có cần thiết không?
Tất nhiên là không. Nhưng để có được một thành phẩm sơn mới tốt nhất mà không bị ảnh hưởng bởi màu sơn gốc hay quá trình sơn được diễn ra trơn tru, màu sắc giữ được lâu bền, bạn cần có sơn lót. Tuy nhiên, một khi bạn đã quyết định sử dụng lớp sơn lót, công đoạn chà giấy nhám cần được thực hiện tỉ mỉ, chu đáo.
5. Công đoạn sơn
Sau khi hoàn thành chu trình làm sạch – mài- đánh bóng – mài, giờ đây bạn đã có thể chuyển sang phần thú vị nhất của công việc: sơn. Tùy thuộc vào món đồ nội thất để chọn loại sơn bạn sẽ sử dụng như sơn acrylic dạng nước hoặc sơn dầu chuyên cho đồ nội thất gỗ sao cho phù hợp. Cả hai loại sơn trên đều có thể được áp dụng cho gỗ nhưng cũng có một số loại chỉ dành cho sơn tường. Vì vậy, hãy hỏi người bán hàng hoặc đọc kỹ nhãn dán bên ngoài để không nhầm lẫn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cả bàn chải và cọ xoay. Cách tốt nhất là sơn thô bằng bàn chải và dùng cọ xoay để làm mịn và đều màu. Đặc biệt, nếu bạn không thể sử dụng cọ xoay ở các góc hẹp, cần dùng bàn chải khéo léo hơn.
Một lần nữa, một trong những điều bạn nên chú ý trong quá trình sơn là làm thế nào để có lớp sơn dày lý tưởng. Sơn rất thô hoặc quá mỏng đều khá mất thẩm mỹ. Các chuyên gia khuyến khích nên sơn hai lần, nhưng cần chờ cho lớp sơn đầu tiên khô hoàn toàn trước khi bắt đầu lớp thứ hai.
6. Sáng tạo không bao giờ là đủ
Bài viết này chỉ tập trung vào kỹ thuật sơn cơ bản. Nhưng về mặt nội thất, hãy nhớ rằng đây là một sự thay đổi màu sắc mới. Với một chút sáng tạo và kỹ năng, bạn có thể biến một đồ đạc đã lỗi thời hoặc bong tróc thành một tác phẩm nghệ thuật mà mọi người sẽ phải trầm trồ, như trong bức ảnh này.
7. Đánh vecni
Đây là bước cần thiết cuối cùng sau khi hoàn thành hai lớp sơn. Ngay cả với những loại sơn không đòi hỏi phải phủ bóng, bạn cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia hoặc những thợ sơn chuyên nghiệp để chọn màu vecni phù hợp cho lớp sơn cơ bản bởi chúng sẽ trở thành màng bọc hữu hiệu bảo vệ đồ nội thất của bạn khỏi ố vàng hay mối mọt trong tương lai.
8. Bảo quản lâu daì
Kết thúc những dòng chia sẻ này là một số cách bảo vệ đồ gỗ của bạn trong thời gian sử dụng. Điều đầu tiên cần làm là tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp vì nó có thể làm bong tróc bề mặt gỗ. Tương tự như vậy, môi trường ẩm ướt có thể gây ẩm mốc và làm phồng mặt đồ nội thất, khiến chúng trở nên xấu xí và rút ngắn tuổi thọ. Mặt khác, vì cùng một lý do, không nên đặt đồ có nhiệt độ cao như bàn là, máy uốn tóc hay thức ăn nóng lên đồ gỗ mà không có miếng đệm lót.
Nguồn : Homify
0 nhận xét